Trong các hạng mục chống thấm, nhà vệ sinh ít chịu tác động của thời tiết và biến động về kết cấu. Song hạng mục nhà vệ sinh thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước nên không chọn đúng vật liệu sẽ gây hậu quả thấm lại gây tốn công và chi phí sửa chữa, bảo hành .Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều vật liệu chống thấm nhà vệ sinh.

Nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm nước

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nhà vệ sinh bị thấm nước là:

  • Thiết kế không hợp lý: Nếu cấu trúc hoặc thiết kế của nhà vệ sinh không đáp ứng đủ các yêu cầu về khả năng chống thấm, nước sẽ dễ dàng thấm vào các khe hở hoặc khu vực không chắn được nước.
  • Sử dụng vật liệu không chống thấm: Nếu vật liệu được sử dụng để xây dựng nhà vệ sinh không đủ khả năng chống thấm, nước sẽ có thể thấm vào và gây ra hư hại.
  • Lỗ hổng trong lớp chống thấm: Nếu lớp chống thấm không được thi công đầy đủ và cẩn thận, nước có thể thấm qua các lỗ hổng trong lớp chống thấm và gây ra tình trạng thấm nước.
  • Hư hỏng của các thiết bị vệ sinh: Nếu các thiết bị vệ sinh như bồn cầu, bồn tắm, chậu rửa bị hư hỏng, nước có thể rò rỉ ra ngoài và gây ra tình trạng thấm nước.
  • Hư hỏng của đường ống nước: Nếu các đường ống nước bị hư hỏng, nước có thể rò rỉ ra ngoài và gây ra tình trạng thấm nước.

I. Cách nhận biết nhà vệ sinh bị ngấm

  • Trần nhà tầng dưới phía trên là nhà vệ sinh bị thấm loang lổ ở xung quanh vị trí dầm
  • Tường phòng ngủ bên cạnh nhà vệ sinh có dấu hiệu bị nấm mốc, loang lổ,
  • Gạch nhà vệ sinh bị xuống cấp, đứt gãy, vỡ, ron gạch hở khiến nước dễ dàng đi qua.
  • Xuất hiện mùi hôi khó chịu mặc dù không thấy các dấu hiệu nấm mốc hoặc do gạch nhà vệ sinh xuống cấp. Trường hợp này có thể do bồn toilet thi công bị hở, sau một thời gian tình trạng thấm dột nhà vệ sinh sẽ xuất hiện.

Do đặc thù nhà vệ sinh thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước nên cần vật liệu bám dính tốt, kháng hơi nước , dưới đây là top 3 vật liệu chống thấm  phù hợp nhất cho hạng mục nhà vệ sinh để bạn tham khảo.

II. Các loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh phổ biến hiện nay

  • Màng chống thấm gốc bitum
  • Vật liệu chống thấm gốc gốc xi măng
  • Vật liệu chống thấm gốc Polyurethane

1. Ưu điểm và nhược điểm của màng chống thấm gốc bitum

Màng chống thấm gốc bitum có ưu điểm

  • Bám dính tốt
  • Chịu mài mòn, va đập cao
  • Chi phí vật liệu rẻ
  • Thi công nhanh
  • Không thấm nước

Nhưng nhược điểm của màng bitum

  • Khó thi công 

Do diện tích trong nhà vệ sinh nhỏ nên việc dán cuộn màng có kích thước lớn và xử lý mối nối giữa các tấm màng và không thuận tiện.

  • Thi công rủi ro

Chất lượng thi công phụ thuộc vào tay nghề người thợ. Chỉ cần 1 sai sót nhỏ lúc khò dán dẫn đến chất lượng bám dính lên bê tông kém, làm ảnh hưởng chất lượng cả công trình.

  • Khó bảo hành , sửa chữa

Nếu bị thấm sẽ khó tìm được điểm để xử lý cục bộ mà phải lột toàn sàn vệ sinh lên thi công lại từ đầu.

 2. Ưu điểm và nhược điểm của vật liệu gốc xi măng

 Ưu điểm :

  • Bám dính tốt
  • Chịu nén tốt
  • Kháng hơi nước
  • Chi phí vật liệu rẻ
  • An toàn với thợ thi công
  • Thi công và hoàn thiện dễ dàng: Do cùng gốc xi măng với mặt nền nên việc thi công rất dễ dàng. Vật liệu gốc xi măng phù hợp với nhu cầu tô trát trong nhà vệ sinh. Bên cạnh đó hoàn thiện ốp lát rất dễ dàng.
  • Không kén điều kiện thi công: Bề mặt thi công chỉ cần sạch , bằng phẳng . Đặc biệt điều kiện thi công càng ẩm ướt  lại chính là yếu tố phát huy tính năng của gốc xi măng.

Nhược điểm:

  • Bảo dưỡng công trình liên tục

Thi công  gốc xi măng cần bảo dưỡng bề mặt trong vòng 5 đến 7 ngày để tránh vật liệu bị khô quá.

3. Ưu điểm và nhược điểm của vật liệu chống thấm gốc Polyurethane

Ưu điểm 

  • Bám dính tốt
  • Siêu đàn hồi
  • Chịu chấn động, rung lắc tốt
  • Thi công đơn giản
  • An toàn với thợ thi công : Khi thi công nhà vệ sinh bằng sản phẩm Polyurethane hệ nước, bạn sẽ không cần lo ngại về sức khỏe do công nghệ sản xuất Polyurethane hệ nước rất an toàn và thân thiện với sức khỏe và môi trường.

Nhược điểm 

  • Kén điều kiện thi công

Bề mặt công trình cần xử lý kỹ và khô ráo hoàn toàn. Đặc biệt độ ẩm công trình cần đáp ứng < 5 %. Mặt nền cần phải bằng phẳng, không khuyết tật (không rỗ, nứt, trũng, vv…), đồng thời nền nhà vệ sinh phải sạch, và không bám bụi, dầu, mỡ.

III. Sản phẩm vật liệu chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay

1. Lưới thủy tinh chống thấm

Lưới chống thấm là một vật liệu khá mới mẻ và có khả năng tăng cường chống thấm, chống nứt sàn cho nhiều hạng mục, đặc biệt là trong nhà vệ sinh. Được làm từ sợi thủy tinh và có khả năng kết dính và liên kết với bề mặt để bảo vệ nó khỏi thấm nước và độ ẩm.

Ưu điểm khi sử dụng lưới chống thấm nhà vệ sinh là vật liệu gọn nhẹ, dễ thi công, giá thành rẻ. Tăng khả năng chịu đựng của bề mặt và giảm nguy cơ bị thấm nước, làm tăng tuổi thọ và độ bền của sàn nhà vệ sinh.

2. Sika chống thấm

Sika chống thấm là vật liệu chống thấm nhà vệ sinh được cải tiến từ gốc xi măng polyme, được phân thành 2 thành phần. Sika chống thấm là giải pháp hiệu quả để chống thấm cho nhà vệ sinh. Các ưu điểm của vật liệu này là khả năng thẩm thấu bề mặt tường tốt và tạo màng bề mặt liên kết cực tốt. Ngoài ra, thi công dễ dàng và nhanh chóng, không yêu cầu kỹ năng cao để sử dụng.

3. Màng khò nóng chống thấm

Màng khò nóng chống thấm được sử dụng rộng rãi trong việc chống thấm cho nhà vệ sinh. Với tính năng dẻo, được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất polyme có khả năng chịu nhiệt và chống thấm cao, màng khò nóng có những ưu điểm nổi bật.

Độ phủ chống thấm cao, tuyệt đối không thấm nước và không cần phải cán gạch để bảo vệ. Bên cạnh đó, màng chống thấm nhà vệ sinh này còn có tính linh hoạt và dễ dàng sử dụng trong quá trình thi công, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.

4. Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh – Sơn epoxy

Sơn epoxy là một loại sơn hai thành phần, được sản xuất từ nhựa epoxy và chất đóng rắn. Nó làm giảm sự ăn mòn của bê tông hiệu quả và tạo ra một lớp sơn bóng cực cao, cứng và độ bám dính tuyệt vời. Điều này giúp cho sơn epoxy rất hiệu quả trong việc chống thấm nước trong nhà vệ sinh. Ngoài ra, sơn epoxy còn có khả năng chịu được hóa chất, nhiệt độ cao và áp lực nên rất phổ biến trong việc sử dụng cho các công trình công nghiệp và dân dụng.

5. Chất chống thấm nhà vệ sinh Kova

Kova Là một loại chất chống thấm nhà vệ sinh được sản xuất bằng cách tổng hợp Acrylonitrile và Alkylsiloxan, đem lại khả năng chống thấm nước vượt trội cho nhà vệ sinh. Khi kết hợp với xi măng, sơn chống thấm Kova mang đến nhiều lợi ích như độ bền cao, khả năng chịu mài mòn tốt, và khả năng bám dính tốt giúp đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp và thi công đúng cách là điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả chống thấm và sức khỏe cho người sử dụng.

6. Keo chống thấm nền nhà vệ sinh

Keo chống thấm nền nhà vệ sinh là hợp chất silicon có độ đàn hồi cao, khả năng chịu lực kéo, nén và co rút, giảm thiểu tối đa rạn nứt và bong tróc. Đặc biệt, keo chống thấm có khả năng bám dính tốt trên toàn bộ mặt nền, giúp cho những điểm nứt biến mất hoàn toàn. Điểm mạnh khác của keo chống thấm là tính đàn hồi cao, cho phép các bề mặt kết dính co giãn mà không gây đứt gãy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *